Tìm lại quá khứ vàng son nơi Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm trước đây có tên gọi “Cổ viện Chàm”. Nơi đây được xây dựng vào năm 1919, có lịch sử gần 100 năm giữ gìn, bảo tồn hình ảnh về vương triều Chăm-pa vàng son tưởng đã bị lãng quên trong lịch sử.

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm

Với đề án của Viện Viễn Đông Bác Cổ, năm 1919, nhà khảo cổ người Pháp Henri Parmentier đã lên ý tưởng xây dựng cổ viện Chàm ngày nay, nhằm phát triển thành trung tâm nghiên cứu và lưu trữ những kỷ vật, tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc xuất xứ từ người Chăm lớn nhất miền Trung.

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm

Công trình đã trải qua nhiều lần mở rộng, cải tạo, tuy nhiên kiến trúc Chăm cổ kết hợp với những đường nét Châu Âu cổ kính vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Trải qua thời gian, việc khảo cổ ngày càng đạt được nhiều thành tựu, dẫn đến 2 lần mở rộng bảo tàng: Giai đoạn 1930 – 1936 và những năm 2002. Khu trưng bày được mở rộng, nhưng vẫn giữ nguyên ý tưởng trưng bày theo nguồn gốc – địa điểm khai quật. Khi bước vào đây, du khách sẽ được hướng dẫn tham quan theo từng cụm địa danhnhư phòng Mỹ Sơn, phòng Quảng Trị, hành lang Quảng Nam, hành lang Quảng Ngãi…để tạo sự rõ ràng, rành mạch trong việc tiếp nhận thông tin, đây là ý tưởng của nhà khảo cổ Henri Parmentier được giữ gìn cho tới hiện tại. Các ý tưởng xắp xếp còn được dựa theo tiêu chí niên đại, chất liệu, ngoại hình, nội dung…của cổ vật, rất khoa học và rõ ràng, người xem dễ dàng tra cứu thông tin, tư liệu, hệ thống hóa các hiểu biết của mình.

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm

Là một trong những bảo tàng ra đời sớm nhất tại Việt Nam, nơi đây bảo tồn được rất nhiều những hiện vật giá trị về những tàn tích thời xưa cũ của nền văn minh Chăm-pa. Mang đậm hơi thở Ấn Độ giáo, nét đẹp của người Chăm, kiến trúc, văn hóa Chăm vừa bí ẩn, vừa đa dạng, thể hiện được hết tài hoa, trí tuệ của tộc người đã từng một thời hùng cứ giải đất miền Nam.

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm

Các hình tượng điêu khắc của người Chăm-pa cổ được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật, từ chất liệu, tạo hình cho đến nội dung, tư tưởng đều gửi gắm quá trình lao động, sáng tạo miệt mài, nghiêm túc của người dân nơi đây, phản ánh sự phát triển vượt trội trong văn hóa và đời sống, mang lại cho mỗi người xem ấn tượng về cuộc sống tinh thần phong phú, hồn hậu của người Chăm-pa cổ ngày trước.

Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm

Chính vì thế, với những ai yêu thích khám phá lịch sử, không thể bỏ qua Bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng. Nơi đây mang giá trị văn hóa to lớn, là công sức và tâm huyết của rất nhiều nhà khảo cổ để lại cho thế hệ sau này.

Related Posts

cau hon ben bien da nang

Những địa điểm cầu hôn lý tưởng dành cho các đôi tại Đà Nẵng

Bạn muốn tạo bất ngờ đến người yêu của mình bằng màn cầu hôn thật lãng mạn, ấm cúng nhưng đang loay hoay chưa biết nên chọn…

danh sach cac tro choi cam giac manh o vinpear nam hoi an 6

Sốt “rần rần” với danh sách trò chơi cảm giác mạnh ở Vinpearl Nam Hội An

Khu du lịch, vui chơi, giải trí Vinpearl Nam Hội An sẽ chính thức khai trương vào dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp đến. Điểm đặc biệt…

gioi-tre-da-nang-ru-nhau-check-in-tai-nha-tho-mau-hong-thumb

Giới trẻ Đà Nẵng rủ nhau check in tại nhà thờ “màu hồng”

Những ngày gần đây, giới trẻ Đà Nẵng đang mải mê “sống ảo” tại nhà thờ màu hồng siêu dễ thương. Hãy rủ ngay đám bạn thân…

nha-up-nguoc-c

“Nhà úp ngược” Upside Down World – địa điểm check in mới cho giới trẻ Đà Thành

Với lối kiến trúc độc đáo, kỳ lạ, phá vỡ quy luật vạn vật hấp dẫn, “căn nhà úp ngược” Upside Down World đã nhanh chóng thu…

hem bich hoa r

Rộn ràng hẻm bích họa giữa lòng Đà Nẵng

Những bức tường rêu mốc, cũ kỹ của con hẻm 75 Nguyễn Văn Linh (phường Phước Ninh, quận Hải Châu) đã được “hô biến” thành bức tranh…

lang-quat-hoi-an-8

Làng quất Hội An: sống động trong từng thước ảnh trước thềm Tết Mậu Tuất

Trước thềm Tết cổ truyền Mậu Tuất của dân tộc còn 3 tuần nữa nhưng hàng nghìn chậu quất cảnh đã thi nhau khoe sắc vàng ươm,…