Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh – nơi nghệ thuật sân khấu mãi trường tồn

Đi qua bao năm tháng, nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh vẫn còn những con người có tâm, có tầm với nghệ thuật sân khấu, góp phần duy trì và phát triển vốn liếng văn hóa dân tộc.

Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.

Ngày 21/7/1967, tại căn cứ kháng chiến Quảng Nam, Đoàn tuồng Giải phóng Quảng Nam chính thức được thành lập, như một nguồn tiếp ứng văn hóa – tinh thần trong giai đoạn kháng chiến khốc liệt nhất. Trong những năm kháng chiến, đoàn Tuồng nhỏ chỉ hơn hai chục thành viên, người được cho đi học ngoài Hà Nội, người ở lại phục vụ kháng chiến. Sau giải phóng, quân số và cả chất lượng nghệ thuật của Đoàn đã được nâng cao rất nhiều, Đoàn được chuyển thành Đoàn tuồng Giải phóng Trung Bộ. Một thời gian dài sau đó, Đoàn vẫn gắn bó và cống hiến cho nghệ thuật Tuồng, qua những tháng năm xây dựng đất nước gian khó, đời sống tinh thần bị coi nhẹ. Sang đến năm 1992, UBND tỉnh Quảng Đà quyết định thành lập nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh trên cơ sở sáp nhập Ban nghiên cứu Tuồng và Đoàn nghệ thuật Tuồng Miền Trung. Một thời gian sau, khi Đà Nẵng tách riêng khỏi Quảng Nam, trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh trở thành đơn vị nghệ thuật trực thuộc Thành phố Đà Nẵng.

Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.

Có thể nói, tuy nhà hát Tuồng chỉ mới chính thức được khởi công và xây dựng cách đây 25 năm, nhưng tiền thân của nhà hát và sân khấu Tuồng Quảng Nam – Đà Nẵng đã có hơn 50 năm thăng trầm cùng nhiều giai đoạn của đất nước. Những người nghệ nhân, nghệ sĩ theo con đường nghệ thuật này đã mang theo những niềm vui, nỗi buồn trong nghiệp diễn. Sống trong tiếng vỗ tay, hoan nghênh của bao thế hệ người dân, chiến sĩ Việt, cho đến sự ơ hờ, lạnh nhạt của người trẻ với nghệ thuật dân tộc, thế nhưng, bao lớp người đến đến đi đi, nghệ thuật Tuồng nhiều thăng trầm vẫn không mất đi “lửa”, tồn tại song song cùng quá trình đô thị hóa, sự phát triển của phố phường.

Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.

Ngày nay, dù khó khăn trong phát triển, nhưng Tuồng vẫn không mất chỗ đứng trong bản đồ nghệ thuật dân tộc. Tuồng là loại hình diễn xướng sân khẩu mang âm hưởng hùng tráng, chuyên dùng những thủ pháp ước lệ, tượng trưng, thiên về việc kể chuyện những tấm gương trung nghĩa, người có công xả thân vì nước. Nghệ thuật Tuồng thể hiện qua động tác và khúc xướng, cùng phục trang, ngoại hình của nhân vật. Đoàn nghệ thuật nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh trải qua nhiều năm sống và cống hiến cho nghệ thuật Tuồng, đạt nhiều danh hiệu cao quý do nhà nước phong tặng. Đồng thời, nhà hát cũng là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng, là đơn vị đi đầu trong việc phát triển nghệ thuật Tuồng và các loại hình sân khấu dân gian, gây dấu ấn trong lòng bè bạn và du khách Quốc Tế.

Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.

Ngày nay, nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã được sửa sang và mở rộng rất khang trang tại 155 Phan Châu Trinh. Các sân khấu Tuồng được mở diễn liên tục đều đặn vào 19h30 tối thứ 4 và thứ 7 hàng tuần, với giá vé chỉ 50.000 VNĐ cho người lớn.  Ngoài việc biểu diễn cách trích đoạn Tuồng đặc sắc nhất, nhà hát còn có các tiết mục múa dân gian, biểu diễn nhạc cụ âm nhạc Champa đặc sắc khác để mở rộng thêm vốn văn hóa cho người dân. Các buổi biểu diễn trong những năm gần đây có sự tham gia của cả người dân Thành phố, du khách trong và ngoài nước, chứng tỏ nghệ thuật Tuồng vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng.

Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.

Nhiều năm qua, tuy doanh thu chỉ ở mức trung bình, đời sống an hem nghệ sĩ còn bấp bênh, thế nhưng với những người làm nghệ thuật, cái tình, cái chí của họ luôn vượt lên tất cả. Chính vì thế, những người chưa có cơ hội tiếp xúc, gần gũi với nghệ thuật dân gian, hãy cứ thử một lần ghé thăm nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tại 155 Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, để tìm hiểu thêm một môn nghệ thuật biểu diễn đặc sắc của dân tộc.

 

Related Posts

cau di bo nguyen van troi goi hon nhung thuoc anh mong mo 3

Cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi – gọi hồn những thước ảnh mộng mơ

Cầu Nguyễn Văn Trỗi giờ đây đã gác lại những dòng xe tấp nập, gác lại những tháng năm lịch sử, để trở thành một cây cầu…

chay-vao-trong-toi-tinh-yeu-da-nang-2

Chảy vào trong tôi, tình yêu Đà Nẵng!

Chẳng ai có thể tin được rằng: “Một cô gái bình dị nơi đất Bắc lại trót say lòng với khúc ruột miền Trung, nơi quanh năm…

da-nang-toi-1

Đà Nẵng tôi

Đà Nẵng là một thành phố đáng sống phải không ạ? Cảm nhận của các bạn thế nào về câu nói này. Riêng tôi thì gắn liền…

ba-na-hills-thien-duong-nghi-duong-4

Bà Nà Hills – Thiên đường nghỉ dưỡng

Trước khi đến thăm Bà Nà, tôi được nghe kể rằng: một ngày ở Bà Nà có bốn mùa trong cùng một ngày – sáng mùa xuân,…

da-nang-chon-hen-ho-cua-nhung-co-nang-ca-tinh-3

Đà Nẵng – Chốn “hẹn hò” của những cô nàng cá tính

Đà Nẵng không chỉ được biết đến với vẻ hiện đại của thành phố như người ta vẫn thường nhắc về, Đà Nẵng trong tôi còn có…

da-nang-goc-nhin-qua-nhung-banh-xe-dan-phuot-3

Đà Nẵng – góc nhìn qua những bánh xe “dân phượt”

Đà Nẵng – mảnh đất trời phú cho bao nhiêu cảnh đẹp, bao nhiêu địa điểm mà bao con người mới nghe qua đều muốn “đặt chân”…